Just-In-Time (JIT) là một trong hai trụ cột chính của phương thức sản xuất Toyota (TPS-Toyota Production System) còn được gọi là “sản xuất sản phẩm đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”. Đây cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để loại bỏ “Mura”.

Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị loại bỏ. Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra những sản phẩm mà khách hàng muốn.

Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.

Lịch sử ra đời của JIT:

Những năm 1930, Hãng ô tô Ford của Mỹ lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của mô hình JIT.

Đến những năm 1970, Hãng Toyota của Nhật bản hoàn thiện mô hình trên và phát triển thành lý thuyết JIT.

Hãng Toyota của Nhật Bản đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. Đội ngũ công nhân có tay nghề thuần thục được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất theo nhiều mức công suất với nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền.

Lợi ích khi áp dụng JIT:

– Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn

– Giảm diện tích kho bãi

– Tăng chất lượng sản phẩm

– Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi

– Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi

– Linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm

– Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

– Giảm lao động gián tiếp

– Giảm áp lực của khách hàng

Hạn chế khi áp dụng JIT:

– Áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại.

– Đặc trưng quan trọng của mô hình Just in time: áp dụng những lô hàng nhỏ với qui mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót.

– Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.

Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới.

– Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết.

– Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo qui trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).

Just in time còn được sử dụng trong lĩnh vực quản trị logistic, kho hàng. Để áp dụng JIT, cần sử dụng một loại công cụ hỗ trợ là Kanban. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Kanban ở bài tiếp theo nhé!

Nomuda.

5 thoughts on “JUST IN TIME (JIT) LÀ GÌ?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *