Thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoảng giá dầu mới với mức độ nghiêm trọng tương tự như năm 1973.

Khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm việc cấm mua dầu từ Nga. Điều này đã đẩy thị trường vào tình trạng đứt gãy nguồn cung nghiêm trọng. Ước tính các biện pháp làm sụt giảm trên thị trường quốc tế 4,5 triệu thùng dầu/ngày.

Giá dầu thế giới đã đạt mức tăng 41% so với hồi đầu năm này trong phiên giao dịch ngày 11/3 là 112,67 USD/thùng. Thậm chí, trong phiên giao dịch 8/3 vừa qua, giá dầu đã có lúc gần chạm mốc 140 USD/thùng – mức cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây.

Nhiều tổ chức kinh tế lớn nhận định nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt một cuộc khủng hoảng giá dầu mới. Đây có thể là cú sốc giá dầu nghiêm trọng lần thứ 5 kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ sau sự kiện các nước Ả-rập cấm xuất khẩu dầu năm 1973, Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1978, chiến tranh Iraq – Kuwait năm 1990, cuộc khủng hoảng 2007 – 2008 và cuộc chiến tại Libya năm 2011.

Xét về mặt bản chất, mức độ và tác động thiệt hại thì cuộc khủng hoảng giá dầu lần này có thể sánh ngang với cuộc khủng hoảng năm 1973 khi hàng loạt quốc gia Ả-rập ngưng xuất khẩu dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến giữa liên minh các nước Ả-rập với Israel. Lệnh cấm này đã đẩy giá dầu thô tăng gấp 4 lần từ mức 3 USD lên 12 USD/thùng, khiến các nước phương Tây rơi vào suy thoái kéo dài nhiều năm sau đó. Nhiều lĩnh vực kinh tế đã thay đổi vĩnh viễn để thích ứng khi kỷ nguyên giá dầu rẻ kết thúc.

Ngành sản xuất Việt Nam trước cuộc khủng hoảng giá dầu

Với hoàn cảnh hiện tại, khi nền kinh tế vừa mới hồi phục phần nào sau dịch bệnh, các doanh nghiệp ra sức đăng tin tuyển dụng để thu hút nhân lực, khôi phục sản xuất sau ngay sau Tết. Việc tuyển dụng ồ ạt khiến nguồn nhân lực bị thiếu hụt cục bộ.

Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraina diễn ra một cách bất ngờ khiến cho quá trình hồi phục của các doanh nghiệp đột ngột gặp thay đổi. Điều này giống như khi đang chuẩn bị tăng tốc thì gặp chướng ngại vật, phải đạp gấp phanh.

Việc giá nhiên liệu tăng vọt sẽ khiến nhiều quốc gia đối mặt hiện tượng đình lạm (lạm phát kèm suy thoái) – tăng trưởng chậm trong khi lạm phát tăng mạnh. Giá dầu tăng sẽ tác động trực tiếp tới ngành sản xuất ô tô.

Những loại xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu sẽ khó có thể bán được, người tiêu dùng có khả năng chuyển sang ưa chuộng dòng xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Số lượng xe ô tô tiêu thụ cũng giảm xuống, các doanh nghiệp sản xuất ô tô buộc phải cắt giảm sản xuất trong giai đoạn này. Các hãng xe ô tô điện cũng gặp phải khó khăn do thiếu hụt chất bán dẫn và giờ đây, một số loại kim loại cũng đang trở nên dần khan hiếm dẫn tới giá thành sản xuất đắt đỏ, giá cả tăng vọt.

Hãy cùng nhìn lại tình hình sản xuất xe tại Mỹ năm 1974: “Lệnh cấm vận dầu mỏ kết thúc 5 tháng sau đó, vào ngày 18 tháng 3 năm 1974, nhưng kết quả là làn sóng suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục. Chevrolet, thương hiệu bán chạy hàng đầu của Hoa Kỳ trong thời gian bị cấm vận, đã sản xuất hơn 2,5 triệu xe vào năm 1973. Đến năm 1975, sản lượng đã giảm xuống chỉ còn hơn 823.000 chiếc. Ford cũng sa sút không kém, các nhà máy của hãng sản xuất ra ít hơn 780.000 xe vào năm 1975 so với năm 1973.

Tuy nhiên, với việc lệnh cấm vận được chấm dứt và giá dầu ổn định, người Mỹ đã nhanh chóng quay lại thói quen của họ. Doanh số bán hàng nhập khẩu tiếp tục tăng ổn định, nhưng doanh số bán hàng trong nước cũng vậy, và trong khi Toyota bán được gần 347.000 xe vào năm 1976, thì Chevrolet đã tăng trở lại 2,1 triệu xe.”

Như vậy có thể thấy sản lượng sản xuất sụt giảm nhưng một khi giá dầu ổn định, lượng tiêu thụ xe lại tăng lên đột biến. Điều này khiến các doanh nghiệp đứng trước một bài toán về tối ưu hóa công suất sản xuất.

Đối ứng bằng các công cụ sản xuất tinh gọn.

Trong khủng hoảng giá nguyên vật liệu leo thang, nếu không có cách làm phù hợp và thay đổi thì doanh nghiệp sẽ không thể có lợi nhuận và tồn tại được.

Để giảm chi phí tối đa, cần khuyến khích toàn thể nhân việc thực hiện Kaizen mỗi ngày, áp dụng những sáng kiến tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận dù nhỏ cho công ty.

Mỗi một nhân viên khi không có việc làm sẽ được hướng dẫn quan sát và thực hiện công việc của đồng nghiệp ở phòng ban khác. Điều này mang 2 ý nghĩa: Giúp họ tìm ra được lãng phí trong thao tác của người khác, từ đó có được những sáng kiến cải tiến hữu hiệu. Mặt khác, khi cần tăng công suất sản xuất, nhân viên đó có thể tham gia sản xuất bổ sung vì họ đã được đào tạo để trở nên đa nhiệm.

Các công cụ Lean (Kanban, Andon, 5S, Kaizen…) nếu sử dụng một cách hiệu quả sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị sụp đổ trước những cơn sóng thần của dịch bệnh, chiến tranh và lạm phát.

Tài liệu tham khảo:

https://baomoi.com/khung-hoang-gia-dau-nam-1973-giong-va-khac-nam-nay/c/41999694.epi

https://driving.ca/auto-news/news/rearview-mirror-the-fuel-crisis-that-changed-the-industry

15/03/2022

Nomuda.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *