VÌ SAO QUẢN TRỊ LOGISTIC LẠI QUAN TRỌNG?

Thuật ngữ ‘hậu cần’ (logistics) dùng để chỉ quá trình nhận và cung cấp thiết bị và vật tư cho quân đội trước đây. Do sự phức tạp ngày càng tăng của việc cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm cho các doanh nghiệp, trong những năm 1950, hậu cần đã phát triển như một khái niệm kinh doanh. Ngày nay, thuật ngữ này trong kinh doanh được coi là sự luân chuyển và lưu trữ hàng hóa hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ.


Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ… và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Quản trị Logistics (Logistics Management) hiện đã trở thành một phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) được sử dụng để lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy, lưu trữ hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nội dung của quản trị Logistics rất rộng, bao gồm:

1. Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các lợi ích từ giá trị gia tăng cho dây chuyền cung ứng với chi phí hiệu quả nhất.
Dịch vụ khách hàng trong các hệ thống Logistics là các biện pháp được thực hiện sao cho giá trị gia tăng được cộng vào sản phẩm đạt mức cao nhất với tổng chi phí thấp nhất.

2. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin Logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kĩ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất…).
Thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên.

3. Quản trị hàng tồn kho
Mặc dù không trực tiếp tác động đến người tiêu dùng nhưng quản trị hàng tồn kho có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động Logistics. Các hoạt động của quản trị hàng tồn kho bao gồm:
– Đối với nguyên vật liệu: xác định số lượng nguyên liệu cần mua, tìm nguồn cung cấp, tiến hành mua sắm/thu mua vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho và lưu kho.
– Đối với hàng thành phẩm: nhập kho từ bộ phận sản xuất, lưu kho, nhận đơn hàng và lên kế hoạch giao hàng, tổ chức vận chuyển.
Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý phế liệu, phế phẩm và kiểm tra kế hoạch sản xuất để điều chỉnh tồn kho cho phù hợp.

4. Vận tải
Nguyên vật liệu, hàng hoá… chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến khách hàng nhờ các phương tiện vận tải. Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động Logistics.

5. Kho bãi
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.
Nội dung của công tác quản trị kho gồm: tổ chức các nghiệp vụ kho: xuất, nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá trong kho, tổ chức và thiết kế trang thiết bị trong kho: xe nâng, giá kệ, sơ đồ quản lý kho, hệ thống thông tin, sổ sách, số liệu về hoạt động kho: thẻ kho, phiếu nhập, xuất kho, tổ chức quản lý lao động, các công tác bảo hộ và an toàn lao động trong kho.

6. Quản trị chi phí
Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hoa vị trí và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho đến điểm cuối – người tiêu dùng cuối cùng, nên nếu giảm chi phí tuỳ tiện ở từng hoạt động riêng lẻ, chưa chắc đã đạt được kết quả mong muốn.
Giữa các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, dẫn đến giảm chi phí ở khâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí không giảm mà còn có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trị chi phí Logistics.
Ví dụ, giảm chi phí lưu kho sẽ dẫn tới tăng chi phí vận tải do phải tăng tần suất giao hàng. Vì vậy, cần cân nhắc các chi phí phát sinh liên quan trước khi đưa ra quyết định cụ thể.

Vì sao quản trị Logistics quan trọng trong việc bắt kịp nhu cầu của khách hàng và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh?

Cải thiện hiệu quả sản xuất
Tạo khả năng hiển thị vào chuỗi cung ứng của công ty có thể cải thiện hơn nữa hiệu quả sản xuất. Ban quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu được phân tích và theo dõi chuyển động của hàng hóa ra vào doanh nghiệp từ hệ thống quản lý vận tải để tối ưu hóa quy trình và tránh những muda tiềm ẩn.

Đảm bảo giao hàng liền mạch
Quản trị Logistics là chìa khóa để cung cấp thành công sản phẩm vào đúng địa điểm, đúng thời gian. Ngoài ra, công tác hậu cần được tổ chức chuyên nghiệp giúp đảm bảo vận chuyển, lưu kho và giao sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng và an toàn.

Chìa khóa cho một chuỗi cung ứng thành công
Logistics là một yếu tố quan trọng của một chuỗi cung ứng thành công, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp giải quyết việc sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao sản phẩm. Hơn nữa, một dịch vụ hậu cần đáng tin cậy có thể nâng cao giá trị của doanh nghiệp và giúp duy trì hình ảnh tích cực trước khách hàng.

Mang lại sự hài lòng về chất lượng cho khách hàng
Khách hàng hài lòng là yếu tố quan trọng và giúp xác định thành công thực sự của doanh nghiệp. Quản lý hậu cần tốt tạo ra các chiến lược đáng tin cậy giúp cung cấp các dịch vụ cao cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, một doanh nghiệp sẽ có thể nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng trung thành mỗi khi đáp ứng được việc giao hàng tốt hơn và hoặc kịp thời.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics, PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2006; Kinaxia Logistics)
Nomuda.

Leave a Reply