Khoảng hơn hai thập kỷ trước, Toyota đã đơn giản hóa triết lý của mình xuống hai trụ cột là cải tiến liên tục và tôn trọng con người. Khi tìm hiểu về sản xuất tinh gọn, có thể bạn sẽ không tìm thấy nhiều bài viết về “sự tôn trọng đối với con người” nhưng điều đó không có nghĩa là Toyota không nhấn mạnh khái niệm này theo một ý nghĩa rất riêng biệt.
“Sự tôn trọng đối với con người” không phải là đối xử tốt với tất cả mọi người, cũng không phải là có “kỹ năng làm người” siêu đẳng. Đó là “thách thức mọi người thực hiện công việc của mình với tất cả khả năng tiềm ẩn”, chứ không chỉ là đối xử thân thiện, tốt đẹp một cách hời hợt.
Quan điểm về “tôn trọng con người”:
Toyota không sử dụng một định nghĩa đơn giản, rời rạc để diễn đạt nguyên tắc “Tôn trọng mọi người”, mà ngữ cảnh của nó được thể hiện tốt hơn bằng cụm từ “Tôn trọng các bên liên quan”. Sự thể hiện ở cấp cao nhất của Toyota về nguyên tắc “Tôn trọng mọi người” bao gồm hai phần: “Tôn trọng” và “Làm việc theo nhóm” và như sau:
“TÔN TRỌNG: Chúng tôi tôn trọng người khác, nỗ lực hết sức để hiểu nhau, chịu trách nhiệm và nỗ lực hết mình để xây dựng lòng tin vào nhau.
LÀM VIỆC THEO NHÓM: Chúng tôi kích thích sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp, chia sẻ cơ hội phát triển và tối đa hóa hiệu suất của cá nhân và nhóm. ”
Đối với mỗi cá nhân trong một tổ chức tinh gọn, mọi người sẽ đóng góp vào văn hóa ‘Tôn trọng con người” bằng cách thể hiện điều đó trong công việc hàng ngày. Nó bắt đầu với sự tự nhận thức và trách nhiệm cá nhân, tự vấn bản thân: Tôi có:
– tiếp tục phát triển, học hỏi và phát triển?
– phát triển bản thân qua những đóng góp trong công việc với đồng nghiệp?
– huấn luyện và tôn trọng người khác?
– Sử dụng ngôn ngữ một cách xây dựng, lắng nghe và giao tiếp một cách hiệu quả?
– đóng góp vào sự phát triển của văn hóa Lean?
– tích cực cải tiến quy trình và giải quyết vấn đề?
– chịu trách nhiệm về kết quả cũng như quá trình để đạt được chúng?… ”
Sự tôn trọng đối với con người không phải là một phát minh gần đây, một trong những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để thể hiện sự tôn trọng là có một môi trường làm việc an toàn.
Tôn trọng con người và cải tiến liên tục
Tôn trọng mọi người không có nghĩa là chúng ta phải thích những người mà chúng ta làm việc cùng, hoặc hòa hợp với họ, hoặc thậm chí nghĩ rằng họ là những người tốt. Nó có nghĩa là chúng ta thấu hiểu rằng họ là những người ngang hàng về mặt đạo đức chứ không chỉ đơn thuần là những công cụ phù hợp cho một số mục đích kinh doanh.
Tôn trọng con người trước tiên đó chính là thái độ coi trọng khả năng tư duy của con người.
Trên thực tế, Toyota luôn cho rằng tôn trọng mọi người là nền tảng để cải tiến liên tục. Và một phần quan trọng của sự tôn trọng đối với mọi người là đầu tư vào họ, vào đào tạo, đảm bảo việc làm và tinh thần của họ. Điều rất quan trọng là phải hiểu rằng khái niệm đầu tư không biến mất với sản xuất tinh gọn.
Chỉ khi nhân viên đạt đến một trình độ nhất định trong công việc và có tinh thần làm việc hăng say, họ mới có thể đưa ra những cải tiến thực sự có giá trị.
Trên thực tế, có rất nhiều quản lý mắc phải lỗi thiếu tôn trọng con người. Không phải họ coi thường nhân viên của mình mà họ ngại mất thời gian giải thích, đào tạo và sửa chữa những lỗi sai của nhân viên nên thường ôm hết việc vào mình. Kết quả là sếp lúc nào cũng bận rộn tối mày tối mặt còn nhân viên thì nhàn nhã và không phát triển kỹ năng được.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý là phát triển cấp dưới của mình.
Nếu một người quản lý không có khả năng phát triển nhân viên, người đó không có kỹ năng của một quản lý mà chỉ là một nhân viên thạo việc mà thôi.
Bạn nghĩ sao về điều này? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Đăng ký để nhận thông báo về các bài đăng qua email hàng ngày hoặc hàng tuần.
10/03/2022
Nomuda.